VIỆT PR SHOP

Ý kiến chuyên gia

Các vấn đề sức khỏe mà cha mẹ cần chú ý đến con cái khi mùa hè đến

06

05/2025

Các vấn đề sức khỏe mà cha mẹ cần chú ý đến con cái khi mùa hè đến

Mùa hè cần lưu ý gì để bảo vệ sức khoẻ của trẻ trong mùa hè nóng nắng này? Năm nay, thời tiết mùa hè thực sự nắng nóng, có hôm lên tới 39-40 0C…Tình trạng thời tiết khắc nhiệt thế này cực kỳ nguy hiểm cho trẻ em, đây cũng chính là thời điểm các loại bệnh đua nhau bùng phát. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bé có nguy cơ mắc các bệnh mùa nóng? Xin mời các bậc cha mẹ tham khảo và áp dụng một số các biện pháp chăm sóc bé sau đây nhé! 1. Chế độ dinh dưỡng 👼Nên cho trẻ ăn nhiều các loại quả như: dâu tây, đu đủ, xoài, dưa hấu, đào chín… Những loại quả này rất giàu vitamin C, Kali, Beta-caroten… và các khoáng chất giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng. 👫Cha mẹ nên cho con ăn uống thực phẩm thanh đạm là chủ yếu. Hạn chế tối đa khi nhiệt độ nóng bức lại cho trẻ ăn nhiều đồ cay nóng, chiên nướng, dầu mỡ. Việc con ăn thanh đạm không có nghĩa là chỉ ăn rau, mà cần phải có dinh dưỡng cân bằng. 🥒🥬🥦Tăng cường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau rền, rau muống, bí xanh… Mùa hè trẻ thường vận động nhiều trong thời tiết nóng bức, ra mồ hôi nhiều nên dễ bị mất nước. Chú ý cho trẻ uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Bổ sung các loại nước uống có giá trị dinh dưỡng như nước cam, chanh, các loại nước ép từ quả tươi để tăng cường vitamin.. Các loại nước uống chế biến từ hoa quả nên cho trẻ uống ngay tránh để lâu trong môi trường nhiệt độ cao sẽ làm mất vitamin. 👫Trước tiên, cha mẹ cần giúp con trẻ hiểu rõ tác dụng của việc tắm gội thường xuyên, tránh để cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Thường xuyên thay quần áo cho con trẻ khi có nhiều mồ hôi, tránh để bé cảm lạnh, nhiễm nấm. Ngoài ra, không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da. Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Không đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra – vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh. 👶Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn.Không đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra – vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh. 🤮Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng da kín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da. 🤮Hàng ngày, phải thường xuyên lau dọn nhà cửa, các đồ vật, đặc biệt là đồ chơi của trẻ cần được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ để tránh sự phát triển côn trùng…mầm mống của bệnh tật. 🤮Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột. 3. Tránh ăn uống lạnh 🥶Trẻ em thích ăn hoa quả tươi để lạnh hoặc kem. Nhưng quá nhiều đồ ăn sống lạnh dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, kích thích dạ dày và ruột, đó là gốc rễ dẫn tới các loại bệnh tiêu chảy mùa hè ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy giúp trẻ tránh xa những thực phẩm sống lạnh này càng nhiều càng tốt, không nên ăn nhiều. 4. Ngăn ngừa muỗi 👫Cha mẹ cũng nên chú ý giúp trẻ ngăn ngừa muỗi cắn, để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, một số nhiễm trùng da nghiêm trọng do muỗi cắn. Đồng thời, cho các bé thường xuyên rửa tay, thay quần áo, giữ cho da khô và sạch sẽ, và giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh. 🦟Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết. 🛤Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông…) đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hàng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy. 5. Không mở máy điều hòa trong thời gian lâu 👼Nếu nhà bạn có điều hòa thì nên đặt ở mức nhiệt từ 26-28 độ C. Các bậc phụ huynh cần chú ý, để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, vào mùa nóng, tốt nhất không nên để điều hòa quá thấp, chênh lệch nhiệt độ lớn so với môi trường bên ngoài. Không nên để trẻ chạy ra vào phòng liên tục, khi đã ở trong phòng điều hòa, bởi vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến trẻ dễ bị đổ bệnh. 👼👼Tùy theo độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên bật quạt vừa phải, nên cho quạt quay xung quanh nhà. Đối với trẻ sơ sinh thì nên để quạt ra xa một chút, cách 2m trở lên, và chú ý là bật số nhỏ nhất, không nên để quạt thốc thẳng vào mặt. 👼👼👼Khi định cho trẻ ra ngoài phòng lạnh, không nên đi ra ngay, mà nên từ từ mở rộng cửa, đợi 3-5 phút sau mới ra khỏi phòng để cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài. ☔️☀️Thời tiết nóng nắng, nhiệt độ thay đổi liên tục là nguyên nhân chính khiến sức đề kháng của trẻ kém đi, dễ bị các bệnh sốt virus và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý dành thêm thời gian để chăm sóc con trong những ngày nóng này.

Các vấn đề sức khỏe mà mùa hè chúng ta hay mắc phải

06

05/2025

Các vấn đề sức khỏe mà mùa hè chúng ta hay mắc phải

1. Các vấn đề sức khỏe cần đặc biệt lưu ý trong mùa hè Mùa hè với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và cường độ ánh nắng gay gắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người thường xuyên làm việc hoặc sinh hoạt ngoài trời. Dưới đây là những vấn đề sức khỏe phổ biến và nguy hiểm bạn cần quan tâm trong những tháng hè oi bức. 1.1. Sốc nhiệt (Say nắng, say nóng) Sốc nhiệt là một trong những tình trạng nguy hiểm nhất liên quan đến thời tiết nắng nóng, thường xảy ra khi cơ thể không thể điều hòa thân nhiệt trong môi trường nhiệt độ cao. Những người lao động ngoài trời như công nhân xây dựng, nông dân, người khai thác khoáng sản, người giao hàng (shipper) hay làm việc trong môi trường nhiệt độ cao như nhà bếp, nhà máy, xưởng giặt là,… có nguy cơ cao bị ảnh hưởng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, sốc nhiệt có thể dẫn tới đột quỵ do nhiệt – một biến chứng có thể gây tử vong. Trên thực tế, nhiều trường hợp tử vong đã được ghi nhận ở cả công nhân nông nghiệp và vận động viên thi đấu thể thao dưới trời nắng gắt. Dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt: Da khô, nóng (có thể không đổ mồ hôi) Nhiệt độ cơ thể tăng cao (thường trên 39°C) Đổ mồ hôi nhiều bất thường Nhầm lẫn, ảo giác, co giật Mất ý thức (một phần hoặc hoàn toàn) Dấu hiệu kiệt sức vì nóng: Mệt mỏi, yếu ớt Vã mồ hôi, chóng mặt Khát nước dữ dội Buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy Chuột rút, nhịp tim nhanh Có thể tiến triển thành sốc nhiệt nếu không xử lý kịp thời Việc nhận biết sớm và sơ cứu đúng cách có thể giúp ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, do người bị say nóng thường không tự nhận biết được tình trạng của mình, vai trò của người xung quanh trong việc phát hiện và hỗ trợ là vô cùng quan trọng. 1.2. Ngộ độc thực phẩm Thời tiết nắng nóng và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển mạnh mẽ trong thực phẩm và nguồn nước. Khi tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn, cơ thể dễ mắc ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như: Buồn nôn, nôn mửa Đau bụng, tiêu chảy Sốt, mệt mỏi Phần lớn các trường hợp ngộ độc nhẹ sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu nghỉ ngơi và uống đủ nước. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. 1.3. Mất nước Mất nước xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước để bù lại lượng đã mất qua mồ hôi, hô hấp và bài tiết. Trong mùa hè, hiện tượng này rất phổ biến, đặc biệt là ở người già, trẻ nhỏ hoặc người vận động mạnh ngoài trời. Triệu chứng điển hình: Khô miệng, khô da Chóng mặt, choáng váng Mắt trũng, mệt mỏi Giảm lượng nước tiểu Khi gặp các dấu hiệu này, cần bổ sung nước ngay – tốt nhất là nước lọc, nước trái cây hoặc nước có điện giải. Trường hợp mất nước nặng cần được truyền dịch dưới sự giám sát của bác sĩ. 1.4. Rối loạn tiêu hóa Mùa hè là thời điểm mọi người thường đi du lịch, trải nghiệm các món ăn mới lạ. Tuy nhiên, sự thay đổi khẩu phần đột ngột hoặc điều kiện vệ sinh thực phẩm kém có thể khiến hệ tiêu hóa “trở tay không kịp”. Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra: Đau bụng Tiêu chảy Táo bón Đầy hơi, khó tiêu Để phòng tránh, hãy đảm bảo ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm tươi sạch và hạn chế ăn đồ lạ nếu cơ địa nhạy cảm. 1.5. Bệnh sởi Dù thường gặp ở trẻ em, bệnh sởi cũng có thể xảy ra ở người lớn nếu không có miễn dịch. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus, dễ lây lan trong cộng đồng. Triệu chứng ban đầu: Sốt cao, ho, sổ mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ) Sau vài ngày xuất hiện phát ban trên mặt, lan dần xuống toàn thân Có thể kèm theo các đốm trắng nhỏ trong niêm mạc miệng Sởi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu. 1.6. Cháy nắng, bỏng nắng Ánh nắng gay gắt và chỉ số tia UV thường xuyên ở mức cao khiến mùa hè mang nhiều tác động xấu đối với làn da. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), chỉ số UV dao động từ 0–2 được coi là thấp, nhưng khi đạt mức 8–10, thời gian tiếp xúc có thể gây bỏng nắng chỉ trong vòng 25 phút. Đặc biệt, chỉ số UV từ 11 trở lên được xếp vào mức cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tổn thương sâu và nghiêm trọng cho da chỉ sau thời gian ngắn tiếp xúc. Trong những ngày nắng nóng cao điểm, tình trạng cháy nắng và bỏng nắng xuất hiện phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên làm việc hoặc hoạt động ngoài trời. Đây là những tổn thương cấp tính do tia UV gây ra, biểu hiện bằng da đỏ rát, phồng rộp, đau nhức, thậm chí dẫn đến mất nước và suy kiệt nếu không được xử lý đúng cách. Không dừng lại ở những thương tổn tức thời, tia UV còn là thủ phạm chính gây ra hàng loạt vấn đề da mạn tính như nám, tàn nhang, lão hóa sớm và nguy hiểm hơn là nguy cơ ung thư da. Việc tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mà không có biện pháp bảo vệ đúng cách khiến làn da mất đi lớp hàng rào tự nhiên, dần suy yếu và tổn thương từ bên trong. 1.7. Các bệnh viêm đường hô hấp trong mùa hè Chúng ta đều biết các bệnh viêm đường hô hấp thường gia tăng vào mùa đông do thời tiết lạnh. Tuy nhiên, có một điều bất ngờ đó là mùa hè cũng là thời điểm mà các bệnh lý về hô hấp như ho, cảm, viêm họng,... gia tăng. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố đặc trưng của khí hậu và thói quen sinh hoạt trong những ngày nắng nóng: Nhiệt độ cao và độ ẩm lớn trong mùa hè là điều kiện lý tưởng để virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, dễ dàng tấn công cơ thể – đặc biệt là hệ hô hấp vốn nhạy cảm với sự thay đổi môi trường. Việc lạm dụng điều hòa cũng là một nguyên nhân phổ biến. Không ít người có thói quen để nhiệt độ điều hòa quá thấp hoặc chênh lệch quá lớn so với môi trường bên ngoài. Điều này khiến niêm mạc mũi họng bị khô, dễ kích ứng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Thói quen ăn uống không hợp lý trong mùa hè cũng là “thủ phạm âm thầm”. Việc sử dụng quá nhiều đồ lạnh như nước đá, kem, trái cây ướp lạnh… để giải nhiệt, hoặc tắm ngay sau khi vừa đi ngoài trời nắng về khi cơ thể đang tiết nhiều mồ hôi khiến sức đề kháng giảm sút, dẫn đến viêm họng, viêm phế quản. Mất nước và suy giảm sức đề kháng: Nắng nóng kéo dài khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nếu không được bù nước và dưỡng chất kịp thời, sức đề kháng sẽ suy yếu, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là ở đường hô hấp. 2. Cách bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng Nhiệt độ cao, tia UV mạnh và thời tiết oi bức trong mùa hè không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Tùy theo đặc thù hoạt động và đối tượng, mỗi người cần có biện pháp phòng ngừa riêng biệt để thích ứng và bảo vệ sức khỏe hiệu quả. 2.1. Đối với người lao động ngoài trời Những người làm việc trong điều kiện nắng nóng như công nhân xây dựng, nông dân, shipper giao hàng,... có nguy cơ cao bị say nắng, kiệt sức nhiệt, sốc nhiệt hoặc các vấn đề về da. Để bảo vệ sức khỏe, cần lưu ý: Tránh lao động trong khung giờ nắng gắt (10h – 16h): Đây là khoảng thời gian chỉ số UV cao nhất, dễ gây tổn thương da và ảnh hưởng hệ thần kinh. Nếu bắt buộc phải làm việc, cần có biện pháp che chắn hoặc luân phiên nghỉ ngơi. Mặc trang phục phù hợp: Quần áo nên làm từ chất liệu nhẹ, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Mũ rộng vành, kính râm, khẩu trang vải giúp giảm tiếp xúc trực tiếp với tia UV và bụi bẩn. Uống đủ nước, bổ sung điện giải: Nắng nóng làm cơ thể mất nhiều nước qua mồ hôi. Ngoài nước lọc, có thể uống nước oresol, nước chanh muối hoặc nước dừa để giữ cân bằng điện giải. Nghỉ ngơi ở nơi râm mát, thoáng gió: Sau mỗi giờ làm việc, cần nghỉ từ 10–15 phút ở nơi mát để hạ thân nhiệt và tránh nguy cơ kiệt sức. 2.2. Đối với người đi du lịch Khi đi du lịch trong mùa hè, đặc biệt là đến các vùng có khí hậu nóng ẩm, việc chăm sóc sức khỏe là yếu tố không thể xem nhẹ: Lựa chọn thực phẩm an toàn: Chỉ ăn ở những nơi có vệ sinh đảm bảo, tránh thử các món ăn lạ không rõ nguồn gốc để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa. Uống nước đầy đủ: Mang theo bình nước cá nhân, ưu tiên nước lọc, nước ép trái cây tự nhiên. Hạn chế nước đá, nước có gas hay cồn – những yếu tố có thể làm cơ thể mất nước thêm. Chuẩn bị thuốc thiết yếu: Thuốc hạ sốt, tiêu hóa, chống dị ứng, kem chống nắng, thuốc chống say xe là những món không thể thiếu trong hành lý du lịch. Giữ ấm khi ở môi trường lạnh: Thay đổi đột ngột từ ngoài trời nóng vào trong phòng lạnh (máy lạnh, xe khách, máy bay) dễ gây viêm họng, cảm cúm. Cần mang theo áo khoác mỏng để giữ ấm. 2.3 Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng Tăng cường sức đề kháng từ bên trong Dinh dưỡng khoa học, cân bằng là nền tảng giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh thường gặp mùa hè. Bữa ăn nên đa dạng nhóm chất, giàu vitamin và khoáng, đặc biệt là vitamin C, B1, B6, B12 – những dưỡng chất quan trọng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, cải thiện sự trao đổi chất và phòng chống mệt mỏi. Có thể bổ sung viên sủi chứa vitamin C và B tổng hợp, vừa dễ hấp thu lại tiện dụng trong những ngày nắng nóng, giúp bù khoáng nhanh và hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Phòng ngừa các bệnh đường hô hấp mùa hè Nắng nóng kéo dài, không khí ô nhiễm cộng với sự thay đổi đột ngột nhiệt độ giữa trong nhà (máy lạnh) và ngoài trời khiến hệ hô hấp rất dễ bị tổn thương – đặc biệt là trẻ nhỏ và người già. Những biểu hiện ban đầu như khô cổ, ho khan, đau rát họng, hắt hơi… nếu không được chăm sóc đúng cách có thể tiến triển thành viêm họng, viêm phế quản hay hen suyễn. Sử dụng các sản phẩm siro thảo dược giảm ho, bảo vệ hô hấp là lựa chọn an toàn và hiệu quả để làm dịu niêm mạc họng, hỗ trợ làm loãng đờm và giảm tình trạng kích ứng. Nên ưu tiên loại siro có thành phần tự nhiên như húng chanh, gừng, mật ong, tần dày lá, cao lá thường xuân,… dùng được cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi có bệnh nền. Đeo khẩu trang y tế 4 lớp khi ra ngoài, đặc biệt là ở nơi đông người hoặc khu vực ô nhiễm bụi mịn, là biện pháp thiết thực giúp ngăn ngừa hít phải bụi, vi khuẩn, virus. Chất liệu dày, có lớp lọc vi sinh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường hô hấp Quản lý nhiệt độ môi trường sống Cần tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột – một nguyên nhân gây co thắt đường thở, ảnh hưởng đến tim mạch và thần kinh. Phòng điều hòa nên để ở mức 26–28 độ C, hạn chế ra vào liên tục hoặc đột ngột. Bên cạnh đó cũng cần tắt điều hòa, mở cửa thông gió mỗi ngày để không khí được lưu thông. Khi ra ngoài trời nắng, nên chuẩn bị mũ rộng vành, kính râm, áo khoác nhẹ để hạn chế tác động trực tiếp của tia UV lên da và hô hấp. Theo dõi sức khỏe thường xuyên, chủ động phòng bệnh Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thư giãn để cơ thể tái tạo năng lượng, đồng thời tăng cường khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Nên khám sức khỏe định kỳ và sử dụng thuốc điều trị đúng chỉ định nếu có bệnh nền, để hạn chế các biến chứng trong mùa hè – thời điểm dễ làm các bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường, viêm khớp,… trở nên nghiêm trọng hơn. Rửa tay sạch sẽ, tránh tụ tập nơi kín gió, bổ sung vận động nhẹ (đi bộ sáng sớm, yoga,…) là những thói quen đơn giản nhưng hiệu quả cao trong việc giữ gìn sức khỏe tổng thể. 3. Khởi động mùa hè khỏe mạnh từ những lựa chọn đúng đắn Mùa hè không chỉ là thời điểm lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời, du lịch hay nghỉ dưỡng mà còn là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ sốc nhiệt, ngộ độc thực phẩm đến các bệnh đường hô hấp – tất cả đều có thể phòng tránh nếu bạn chủ động trang bị kiến thức và xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Hãy nhớ rằng, giữ gìn sức khỏe mùa nắng nóng không chỉ dừng lại ở việc che chắn, bổ sung nước hay ăn uống hợp lý, mà còn là sự quan tâm toàn diện đến thể chất và tinh thần. Chủ động phòng ngừa – bảo vệ bản thân và những người thân yêu chính là chìa khóa để tận hưởng trọn vẹn một mùa hè an toàn, khỏe mạnh.

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp - chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và phục vụ khách hàng

Gọi ngay để được tư vấn : 0878882999
VIỆT PR SHOP